Nước Úc không phải là thiên đường, là nơi tha hồ kiếm tiền như nhiều người vẫn nghĩ. Để hoà nhập và mưu sinh với cuộc sống định cư Úc, nguòi Việt đã phải trải nghiệm làm nhiều công việc khác nhau. Những thập niên 70-80-90 của thế kỷ 20, công việc người Việt làm nhiều nhất lúc đó là đi làm farm (hái nho, cam, táo, cà chua…), sản xuất bánh mì; may và giặt là. Làm farm đòi hỏi phải có sức khỏe bởi phải dầm mưa, giãi nắng suốt ngày.

Trải nghiệm nhiều công việc khi mưu sinh định cư tại Úc

Bánh mì là thức ăn thường nhật của người Australia và dân Australia lại đặc biệt thích bánh mì Việt Nam vì hợp khẩu vị, do đó các cửa hàng bánh mì của người Việt làm ăn rất phát đạt. Nổi tiếng nhất là các lò ở Melbourne. Bánh mì kẹp thịt Việt Nam ngày nay được nhiều người dân Australia biết đến vì vừa ngon miệng lại vừa đơn giản. Trong thập niên 1990, nghề may của người Việt tại Australia là nghề “hốt bạc”. Lúc đó mỗi gia đình Việt Nam tại Australia đều có thể trở thành một xưởng may. Sau này, do sự phát triển của hàng quần áo Trung Quốc nên nghề may của người Việt tại Australia tàn lụi dần. Nay một số người vẫn làm nghề này, nhưng chủ yếu phục vụ nhu cầu riêng của các cá nhân.

Để hoà nhập và mưu sinh với cuộc sống định cư Úc, nguòi Việt đã phải trải nghiệm làm nhiều công việc khác nhau.

Phần lớn các cửa hàng giặt là tại Sydney đều do người Việt đứng tên. Người Australia bản xứ không làm nghề này vì liên quan tới quần áo cũ và lợi nhuận không cao. Những cửa hàng nằm ở vị trí trung tâm thì lợi nhuận thu về còn tạm được. Còn với những cửa hàng nằm nơi thưa người thì tiền lãi thu về chỉ đủ trả thuế và phí thuê cửa hàng. Gần đây, nhiều người Việt bỏ kinh doanh nghề này vì không thu lợi.Làm móng tay, móng chân (nail) được coi là nghề “hot” nhất của người Việt tại Australia. So với các nghề khác, nghề này được coi là “ngồi mát ăn bát vàng”.

Nghề làm “nail” đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mẩn và thu hút một lực lượng lao động lớn là nữ. Các cửa hàng làm “nail” của người Việt thực sự phát triển từ 10 năm trở lại đây và hầu hết có mặt tại các trung tâm mua sắm của người Australia. Nghề này phát triển mạnh vào mùa hè vì đó là lúc chị em đổ xô đi làm dáng, phục vụ nhu cầu đi “picnic” hay tắm biển. Ngoài ra cũng phải kể đến nghề kinh doanh nhà hàng. Tại tiểu bang New South Wales, hiện có khoảng hơn 100 nhà hàng Việt Nam đang hoạt động. Một nhà hàng cỡ trung bình khi chuyển nhượng sẽ có giá từ 70.000-100.000 AUD, nhưng nếu biết kinh doanh thì chỉ sau 2-3 năm có thể thu hồi lại được vốn. Tuy nhiên, số người thành công không nhiều.

“Ngay ngày hôm nay hả chị?” – nhìn đồng hồ đã 14g chiều, chúng tôi ái ngại. “Cà đang vào cuối vụ, tụi em là sinh viên chị mới giúp đỡ, chứ thời điểm này khó nhận thêm người lắm” – chị N. giục qua điện thoại. Sau khi loanh quanh bốn giờ đồng hồ từ Melbourne Central, cuối cùng chúng tôi cũng đến được điểm tập kết là căn nhà khá khang trang ở Sunshine.

Ra dẫn khách vào là một phụ nữ khoảng 40 tuổi, chúng tôi đoán là chị N., người đã gọi điện thoại hồi chiều. Vừa mới bước chân vào nhà, chúng tôi được giục đi ngủ vì sáng mai mọi người phải ra farm lúc 3g. Những người làm farm không dám hé môi khi bị chủ ép giá hoặc ăn chặn tiền công, vì chỉ cần than vãn là bị hăm he tố cảnh sát.

Những người làm farm định cư Úc không dám hé môi khi bị chủ ép giá hoặc ăn chặn tiền công, vì chỉ cần than vãn là bị hăm he tố cảnh sát. Đúng kế hoạch, chiếc xe 16 chỗ cũ kỹ đến đón mọi người lúc 3g sáng. Trên xe đã có vài phụ nữ tuổi từ 30 đến 60 ngồi nói chuyện rôm rả. Chị N. và anh tài xế lúi húi khiêng lên xe hai bao gạo lớn, thịt, dưa hấu và nhiều thực phẩm khác. “Phải mang ra tiếp tế, ở đó không có chợ đâu” – chị N. nói.

Những người làm farm định cư Úc không dám hé môi khi bị chủ ép giá hoặc ăn chặn tiền công, vì chỉ cần than vãn là bị hăm he tố cảnh sát.

Định cư Úc không như nhiều người nghĩ?

Mà sao kỳ này lại thuê sinh viên, thường ngày bả thuê khách đi du lịch không mà” – một phụ nữ khoảng 50 tuổi càm ràm về sự xuất hiện của người lạ trên xe. Khoảng 5g, farm cà hiện ra lờ mờ trước mắt, bên ngoài mưa rả rích. Mọi người xuống xe bước nhanh vào khu ở trọ, ai nấy đều mang theo nón, giày đi farm và cả những vật dụng lặt vặt khác. Bên trong khá ồn ào, tôi đoán có khoảng 40 người đủ lứa tuổi, từ thanh niên đến trung niên.

Trò chuyện với chúng tôi trong giờ nghỉ tối, anh Long, quê ở Bình Thuận, cho biết vợ chồng anh sang Úc đã gần hai năm, hầu như farm nào cũng có mặt vợ chồng anh. Sang định cư Úc không có người thân, ban đầu hai vợ chồng nhờ bạn bè, khi quen rồi thì tự lo. Anh Long cho biết ban đầu chỉ định xin visa du lịch làm farm vài tháng kiếm chút vốn, ai dè dính luôn không về được.

Sang định cư Úc không có người thân, ban đầu hai vợ chồng nhờ bạn bè, khi quen rồi thì tự lo.

Khi được hỏi lý do “dính”, anh thở dài: “Giờ là thân phận của kẻ trốn chui trốn nhủi bất hợp pháp, không biết sao về đây”. Để kiếm được 98 đô (tương đương một ngày làm việc ở các chợ hoặc nhà hàng), mỗi người phải hái gần… 1,2 tấn cà! Để sang được đây, vợ chồng anh phải vay mượn hơn 120 triệu đồng làm giấy tờ.Vừa đặt chân đến Úc là phải chạy ngay đến farm xin việc. Thông thường chủ farm rất thích thuê dân đi du lịch vì đó là đối tượng có nhu cầu thật sự, thời gian làm lại dài. Công việc ban đầu của vợ chồng anh là cắt tỉa thân nho, sau đó chuyển sang làm farm dâu.

Vừa cực lại vừa bị ép giá, nhưng vợ chồng anh không dám than vãn. Để kiếm được 98 đô (tương đương một ngày làm việc ở các chợ hoặc nhà hàng), mỗi người phải hái gần… 1,2 tấn cà! Giơ đôi bàn tay thâm đen, chai sần, anh Long giải thích đó là hậu quả của những ngày làm cà bin, một loại cà to và cứng hơn cà chua đỏ.Hái đến chai cả tay, rướm máu mà vẫn không dám ngừng, “bởi mỗi lần đau lại nghĩ ngay đến áp lực nợ nần trong nước là hết dám ngơi tay” – anh nói. Lại có lần vợ anh bị mất tiền để dành, thế là toi công. Hai vợ chồng anh Long đi làm với mục tiêu trước mắt là trả nợ trong nước và gửi tiền về cho bà ở quê nhà chăm sóc hai đứa con.

Trường hợp như vợ chồng anh Long không phải hiếm: xin visa đi du lịch, sau đó trốn ở lại làm farm định cư Úc là hình thức lao động phổ biến hiện nay.

Trường hợp như vợ chồng anh Long không phải hiếm: xin visa đi du lịch, sau đó trốn ở lại làm farm định cư Úc là hình thức lao động phổ biến hiện nay. Phần lớn họ nghe theo lời vẽ vời của những chủ thầu rồi vay mượn tiền ra nước ngoài làm farm trả nợ sau.Thế nhưng khi sang đến nơi, nhiều người mới vỡ lẽ mọi việc không đơn giản như thế. Trong khi “lao động du lịch” chật vật kiếm từng đồng chi trả cho cuộc sống hiện tại lẫn trả nợ ở quê nhà, thì các chủ thầu tha hồ tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ, dồi dào này. Bởi lao động kiểu du lịch như thế này thường thấp cổ bé miệng, không có quyền trong việc ra giá lao động.

Bên cạnh đó, những rủi ro rình rập như bị trục xuất cũng đẩy lao động phải cố thủ ở nông trang bằng mọi giá. Sau hai ngày làm farm, tôi trở lại Melbourne tiếp tục việc học mà vẫn không quên được hình ảnh vợ chồng anh Long và những số phận khác ở đó.