Trong số chúng ta, ai cũng có ước mong làm giàu để có được một tương lai tốt hơn và sự nghiệp vững vàng hơn.Và đặc biệt là sự làm giàu đó trên quê hương của mình vẫn là điều tốt hơn bao giờ hết. Nói đến nông nghiệp trong nước thật sự là thấy tiếc cho nông dân chúng ta chưa có cơ hội để làm giàu khi là do thị trường, mô hình v.v. …trong nước còn quá nhiều trở ngại khó khăn, khó có thể có điều kiện phát triển và đổi mới so với các nước khác trên thế giới. Nhưng khác với Việt Nam chúng ta, Úc cũng là nước khá chú trọng về nông nghiệp. Nhưng nơi đây người nông dân định cư Úc hiện đang giàu hơn một công chức bình thường.
Trở nên giàu có nhờ trang trại khi định cư Úc
Là một đất nước nổi tiếng về các loại nông sản, Úc có rất nhiều nông trại, và tuỳ mỗi vùng miền lại có những loại nông trại trồng những giống cây trái khác nhau. Với bản chất nông nghiệp đa dạng như vậy, nghề làm nông trại đã thu hút khá nhiều sắc dân đến Úc tìm cơ hội lập nghiệp, trong đó có người Việt. Có thể nói rằng, hiện thời trên toàn nước Úc, bất cứ loại cây trái hay loại rau nào có ở Việt Nam thì cũng có ở xứ kangaroo này, từ rau răm, rau quế, ngò gai, cho đến những loại cây trái nhiệt đới như măng cụt, vú sữa. Người Việt định cư Úc vẫn có thể tìm được những hương vị ẩm thực quê nhà, một phần lớn công nhờ vào những người làm farm.Các nông trại ở Sydney thường là nông trại rau quả như rau cải, cà chua, dưa leo, dâu tây, măng tây, cherry, v.v, tập trung ở những vùng như Hoxton Park, Penrith, Springwood, Leppington.Ở Melbourne nổi tiếng với các nông trại trồng nho ở Robinvale gần biên giới với tiểu bang NSW.Adelaide cũng có các nông trại trồng các loại rau nhưng với quy mô lớn, tuy nhiên các nông trại do người Việt làm chủ ở đây tương đối nhỏ hơn và hầu hết tập trung ở vùng Virginia.Darwin với khí hậu khá giống Việt Nam nên nổi tiếng với các nông trại cây trái nhiệt đới như xoài, chôm chôm, mít, v.v.

Việt Nam xưa nay vốn là nước rất phát triển về nông ngiệp.Và nguồn lợi đem về từ mặt này cũng không hề nhỏ. Nhưng việc nông dân vẫn lâm vào cảnh nghèo cho đến hiện nay vẫn chiếm con số khá lớn. Nhưng sau mỗi thất bại của mình, sẽ có những người nông dân muốn tìm cách khai phá để vươn lên số phận.Được biết đến với mô hình trồng rau sạch theo công nghệ cao, trang trại rau sạch Phong Thúy của ông Nguyễn Hồng Phong tại Lâm Đồng hiện thu về 500 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với thu nhập trung bình từ trồng rau trên cả nước.
Câu chuyện trồng rau của ông Phong, định cư Úc bắt đầu từ những năm 1999, vì hoàn cảnh gia đình nghèo mà chàng thanh niên Nguyễn Hồng Phong phải lên Đức Trọng, khai phá vùng đất bỏ hoang với số tiền lận lưng chỉ 700.000 đồng. Ban đầu ông trồng cà phê nhưng nhận thấy thời gian thu hoạch lâu, trong khi khí hậu ở đây không khác nhiều so với các huyện trồng rau như Đơn Dương hay Đà Lạt, ông thử trồng rau và theo nghiệp này mãi cho đến tận hôm nay.
Sau một thời gian, ông Phong với tư cách là nông dân trồng rau sản lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao đã được mời sang Úc tham khảo mô hình trồng rau sạch của nước này. Ông được tập huấn trồng cây trong nhà kính và phương pháp đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Sau chuyến đi, ông nhận thấy thị trường nước ngoài luôn cần sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã bao bì đẹp, hấp dẫn mà Việt Nam có thể học hỏi được. Vì vậy, khi trở về ông mạnh dạn đầu tư hàng tỉ đồng trang bị máy móc và thiết bị hiện đại, chuyên dùng phục vụ sản xuất, thu hoạch, bảo quản và vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ. Do vậy, hiện vườn rau với hơn 20 loại rau, củ, quả thương phẩm của trang trại Phong Thúy đã có mặt tại các siêu thị lớn của những thành phố lớn trong nước và các đầu mối xuất khẩu ra nước ngoài. Trong đoàn tập huấn đi Úc năm đó, có nhiều chuyên viên Việt Nam thuộc các ngành nghiên cứu nhưng chỉ có duy nhất Nguyễn Hồng Phong là cái tên thành công với việc ứng dụng mô hình trồng rau công nghệ cao tại địa phương.
Với chỉ 4.000 m2 đất trồng rau ban đầu, diện tích trang trại của ông Phong tính đến thời điểm này đã lên đến 45 ha. Trong đó, ông quy hoạch trang trại theo từng vùng chuyên canh phù hợp với chất đất, cây, con và đồng thời cũng tính đến khả năng tiếp cận thị trường: 26 ha trồng rau sạch, 4 ha ươm cây giống trong nhà lưới và 15 ha trồng cà phê xen lẫn trồng cỏ và nuôi bò. Bên cạnh đó là nhà máy sơ chế, bảo quản, đóng gói hàng cung cấp cho hệ thống nhà hàng, siêu thị, các đầu mối xuất khẩu rau quả.
Không những “làm giàu” từ chính những cây giống, vườn rau, mà ông Phong còn mở ra hướng liên kết nhóm cùng các hộ lân cận với quy mô 110 ha. Tuy nhiên, năng lực các hộ không đồng đều nên hiện chỉ có khoảng 60 ha là sản phẩm rau trồng theo công nghệ cao, còn lại khoảng 50 ha đang trong quá trình hoàn thiện quy trình nâng lên mô hình công nghệ cao.

Tại Úc, nông dân giàu là chuyện đương nhiên với khối lượng công việc làm nhiều hơn một công chức. Trong khi công chức với 1 ngày 7 tiếng làm việc, thì nông dân phải bỏ ra 12 tiếng mỗi ngày cho lao động, ông Nguyễn Quốc Vọng, chuyên gia kinh tế tại Úc cho biết.
“Nếu công chức mua nhà có 3-4 phòng ngủ là tốt lắm rồi nhưng nông dân Úc có nhà đến 10 phòng ngủ và trang trại của họ rộng 10 ha đến vài ngàn ha, có nông dân mua trực thăng đậu trong sân. Tại Việt Nam thì không như vậy, nông dân chỉ kiếm 600.000 đồng đến 1 triệu đồng/tháng”, ông Vọng chia sẻ thêm.
Diện tích trồng lúa tại Úc rất thấp chỉ khoảng 100.000 ha, trung bình một năm trồng một vụ do thời tiết khắc nghiệt nhưng đã đem về cho nước Úc 1 tỉ USD. Như vậy, trung bình cứ 1ha trồng lúa, nông dân nước này mang về 10.000 USD.
Nghề farm ở Úc: Công việc dễ xin và dễ kiếm tiền cho người định cư Úc
Úc có ngành nông nghiệp đại điền với mô hình cánh đồng rộng dài nhưng được chia ra theo nhiều thửa, mỗi thửa chỉ có 3 ha. Việc chia ra như vậy sẽ thích hợp với nông cơ và nông cụ sản xuất của Úc để canh tác xong một thửa ruộng trong 1 ngày, gọn gàng.Ngoài ra, chiến lược tìm được đầu ra của sản phẩm trước rồi mới nghiên cứu sản xuất là cách thường thấy tại Úc và những nước trồng nông nghiệp công nghệ cao khác.
Làm farm (thu hoạch nông sản) ở Úc được xem là công việc dễ xin và dễ kiếm tiền, chỉ cần người lao động có nhiều thời gian và sức khỏe là có thể xin được một chân ở các nông trại. Cũng giống như những nghề phổ biến khác của người Việt như làm bánh mì, làm may, thì nghề làm nông trại, hay còn gọi là làm farm, cũng đã từng rất phổ biến trong cộng đồng người Việt từ những thập niên 80, 90.

Chị Phạm Bích Thuỷ đến từ Hội Phụ nữ Á châu. Chị Thuỷ đã từng có thời gian đi làm ở nông trại, và hiện tại chị đang giúp đỡ nhiều phụ nữ người Việt tìm việc làm ở các nông trại cũng như giúp họ hiểu về luật lao động.Chị Thuỷ chia sẻ:“Các chủ nông trại người Việt có thể xây dựng một nông trại mới hoàn toàn, nhưng đa số chọn cách mua lại hoặc thuê lại một farm có sẵn, đã được xây dựng hệ thống trồng trọt, các nhà nylon trồng rau (nhà bầu) cùng mạng lưới tiêu thụ.
“Công việc làm nông trại phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, đa số các loại rau quả có vụ thu hoạch vào mùa hè. Thời gian này chủ farm sẽ cần rất nhiều nhân công, nên cũng là cơ hội cho những người lao động cần việc.
“Khi mùa đông tới, người Việt trồng rau trong nhà nylon để tránh cái lạnh khắc nghiệt. Thời gian này tốn nhiều công chăm bón hơn đồng thời rau cũng khó trồng hơn và tăng trưởng cũng chậm hơn, nên giá rau thường tăng gấp bội.”Nhưng điều đó không có nghĩa là đến mùa đông thì không có việc mà mùa đông là lúc người nông dân tập trung làm đất, nhổ cỏ, cải tạo lại đất, chuẩn bị cho một vụ mùa mới vào mùa xuân.”