Hầu hết tất cả các chính sách định cư Mỹ hiện nay đều yêu cầu ứng cử viên tham gia phải trải qua giai đoạn phỏng vấn và bảo lãnh hôn thê sang Mỹ cũng không ngoại lệ. Dù mục đích chính của cuộc phỏng vấn chỉ là khẳng định tính chân thực của hồ sơ nhưng cũng có không ít người bị rớt. Vậy nguyên nhân do đâu mà phỏng vấn bảo lãnh định cư diện hôn thê hay hôn phu thất bại?
Nguyên nhân từ mối quan hệ không rõ ràng
Nghe có vẻ khó tin nhưng thực tế mối quan hệ không rõ ràng là nguyên nhân khiến cho hồ sơ bảo lãnh hôn thê sang Mỹ bị đánh rớt. Nói cụ thể hơn thì dù chưa kết hôn nhưng theo điều kiện của chính sách này người bảo lãnh và người được bảo lãnh sẽ phải có thười gian gặp mặt và yêu đương tối thiểu là 2 năm. Như vậy hai người phải đã có hiểu biết khá rõ ràng về đối phương cũng như chuẩn bị được những thủ tục hôn nhân cần thiết. Thế nhưng việc không nhớ hoặc trả lời mập mờ về thời gian gặp mặt, mối quan hệ đôi bên sẽ khiến viên chức của Lãnh sự quán tỏ ra nghi ngờ.
Hơn nữa những điểm yếu trong thủ tục hôn nhân cũng sẽ làm cuộc phỏng vấn không thành công. Cụ thể một trong hai người hoặc cả hai chưa tiến hành hết các thủ tục ly hôn với vợ hay chồng cũ nhưng đã bắt đầu mối quan hệ tình cảm thậm chí là cầu hôn với người mới hay đã tổ chức đám cưới trước đó nhưng chưa cầu hôn đều sẽ khiến cho mối quan hệ không được viên chức Lãnh sự quán chấp nhận. Một nguyên nhân khác nữa có thể xảy ra là thời gian hai bên quen nhau quá ngắn đặc biệt là thông qua hình thức du lịch ngắn hạn tại Mỹ nhưng đã nhanh chóng tổ chức đính hôn hay đám cưới thì cũng sẽ tăng thêm mối nghi ngờ về tính chân thực trong quan hệ hai bên. Để giải quyết điểm yếu này thì người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần phải gặp gỡ nhiều hơn và duy trì liên tục mối quan hệ.
Sự mập mờ không logic trong lời khai
Cuộc phỏng vấn bảo lãnh hôn thê sang Mỹ được diễn ra dưới dạng hỏi đáp nên chỉ cần các câu trả lời không logic với nhau và không khớp với hồ sơ đã khai trước đó thì đều có thể là nguyên nhân khiến hồ sơ bị đánh rớt. Cụ thể nguyên nhân có thể đến như sau:
+ Người được bảo lãnh không nắm rõ được các thông tin về mối quan hệ, công việc, đời sống cũng như tên tuổi các thành viên quan trọng trong gia đình người bảo lãnh. Thậm chí người được bảo lãnh không biết người bảo lãnh đã từng có vợ con trước đó hay không biết thông tin cá nhân của vợ trước và các con riêng của người bảo lãnh.
+ Trả lời thông tin không khớp với lý lịch hoặc bản tường trình về mối quan hệ đã khai và nộp kèm với hồ sơ trước đó.
+ Khi được hỏi về sở thích cũng như một vài thói quen của người bảo lãnh thì người được bảo lãnh không thể trả lời được.
+ Người được bảo lãnh không thể nói tiếng Anh trong khi người bảo lãnh lại không thể nói tiếng Việt và cả hai không biết một ngôn ngữ chung nào khác.
+ Không đưa ra được những thông tin về lời cầu hôn, một vài địa điểm đã từng gặp mặt, nội dung của một số thư từ qua lại giữa hai bên.
+ Không nắm rõ được các thông tin cơ bản về công việc cũng như tình hình tài chính của đối phurong như địa điểm làm việc, nơi sinh sống, mức thu nhập, tên công ty hay giờ giấc làm việc…
Ngoài ra người được bảo lãnh còn sẽ gặp phải một số vấn đề khác khi phỏng vấn bảo lãnh hôn thê sang Mỹ nhưng nếu chuẩn bị kĩ và trử lời tự tin thì chắc chắn có thể thành công.