Ngay sau khi đọc lời tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ hôm 20-1,ông Trump bắt tay ngay vào thực hiện mục tiêu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” thông qua việc ban hành một loạt sắc lệnh di trú Mỹ liên quan các vấn đề đối nội và đối ngoại quan trọng của Oa-sinh-tơn. Trong đó, sắc lệnh cấm nhập cảnh Mỹ đối với người tị nạn và công dân từ một số nước có người Hồi giáo chiếm đa số là chủ đề nóng bỏng không chỉ đối với riêng “xứ cờ hoa”, mà còn khiến dư luận thế giới đặt câu hỏi về giá trị của “giấc mơ Mỹ” trong bối cảnh mới.

Trump muốn cứu lấy “giấc mơ di trú Mỹ”

Nước Mỹ những ngày qua tiếp tục chứng kiến cuộc chiến pháp lý gay gắt và sự chia rẽ giữa chính quyền Oa-sinh-tơn và hệ thống tư pháp liên quan sắc lệnh cấm nhập cảnh Mỹ do Tổng thống Mỹ Trump  ban hành hôm 27-1. Theo sắc lệnh di trú Mỹ này, người đứng đầu Nhà trắng yêu cầu ngừng việc cho phép người tị nạn vào Mỹ trong vòng 120 ngày, cấm người tị nạn từ Xy-ri vào Mỹ vô thời hạn, và cấm công dân từ bảy nước có người Hồi giáo chiếm đa số, gồm: Xy-ri, I-rắc, I-ran, Xô-ma-li-a, Li-bi, Xu-đăng và Y-ê-men nhập cảnh Mỹ trong vòng 90 ngày.

ông Trump bắt tay ngay vào thực hiện mục tiêu “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại” thông qua việc ban hành một loạt sắc lệnh di trú Mỹ

Với nhiều người Việt sinh sống tại Mỹ, “giấc mơ Mỹ” mà họ hướng đến là phải có một căn nhà để ăn cư lạc nghiệp, có xe ô tô để di chuyển và sở hữu thẻ tín dụng với món tiền kha khá trong tài khoản để phòng thân. Tuy nhiên không chỉ bà con kiều bào, ngay chính người dân Mỹ cũng mong muốn một xã hội ổn định, nơi họ có việc làm, tạo ra khoản thu nhập thường xuyên để mưu sinh hằng ngày. Bầu cử Mỹ là dịp để cử tri “thay máu” các chính sách với mong ước cuộc sống dân sinh cải thiện hơn từng ngày.

Dì ruột của chồng tôi sống ở bang California. Gia cảnh khó khăn khi đứa con trai đang thất nghiệp. Mùa bầu cử này bà bỏ phiếu chọn Donald Trump với mong mỏi các chính sách sẽ thay đổi theo chiều “dễ thở” hơn cho gia đình bà khi nhiều việc làm mới hy vọng được tạo ra.

Bầu cử Mỹ năm nay đã chứng kiến một sự “lật ngôi” bất ngờ khi đa số phỏng đoán bà Clinton thắng cử, trong khi với lối ăn nói bỗ bã của Trump, ông khó đặt chân được vào Nhà Trắng.

Bầu cử Mỹ năm nay đã chứng kiến một sự “lật ngôi” bất ngờ khi đa số phỏng đoán bà Clinton thắng cử, trong khi với lối ăn nói bỗ bã của Trump, ông khó đặt chân được vào Nhà Trắng. Tuy nhiên kết quả bầu cử ngày 8-11 đã cho kết quả ngược lại. Có lẽ những cộng đồng da trắng, người dân vùng nông thôn Mỹ cho rằng lối nói thẳng thắn, đôi lúc có phần bỗ bã của Trump thể hiện cho một tính cách dám nói, dám kêu đích danh con mèo là con mèo (tiếng Pháp: appeler un chat un chat) mà đó chính là biểu hiện của một tinh thần dám làm, dám thay đổi. Có lẽ vì vậy mà cử tri dồn nhiều phiếu cho Trump chăng?

Ta không thể suy đoán được hết suy nghĩ của cử tri Mỹ, chỉ biết gần 40% cử tri nữ bỏ phiếu cho ông, và cả một số lượng không nhỏ những người da màu. Giờ đây, hàng triệu người Mỹ chỉ băn khoăn mỗi một chuyện là làm sao có được công ăn việc làm, có thu nhập đều đặn để đám bảo đời sống của chính mình, những nạn nhân thực sự của của thời kinh tế toàn cầu hóa “đã kéo dài từ gần 60 năm nay khiến cả một thế hệ bị đụng chạm”. Có nhà báo Pháp đánh giá rằng, kết quả bỏ phiếu chọn Trump là tổng thống là một cuộc “nổi dậy”của tầng lớp trung lưu nước Mỹ, muốn cất lên tiếng nói mạnh mẽ trước tình trạng xuống dốc thê thảm của xã hội tiêu thụ Mỹ chứ không phải vì họ muốn bầu lên một người cực hữu.

Tổng thống Trump hứa hẹn sẽ giảm thuế cho dân để có sức tiêu thụ, làm đòn bẩy cho việc phát triển kinh tế, đồng thời với những biện pháp khác để bảo vệ thị trường nội địa. Nói một cách khác, để tạo ra công việc cho đa số dân chúng trong xã hội Mỹ, ông sẽ phải tìm cách cản lại tiến độ của toàn cầu hóa bằng bất cứ phương cách nào (việc Trump đòi bãi bỏ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là một ví dụ điển hình). Cho đến giờ, phương thức sản xuất hàng rẻ ở nơi có nhân công rẻ, nguyên liệu rẻ đã gây ra tình trạng trước mắt là các hãng xưởng di dời ra khỏi các quốc gia khởi nghiệp, dân chúng tại nước đó mất công ăn việc làm, mất thu nhập, ăn“ trợ cấp thất nghiệp rồi phải ăn vào phần tiền của trợ cấp xã hội, hầu bao cạn kiệt nên không thể tạo ra sức tiêu thụ hàng hóa trong xã hội.

Tầng lớp trung lưu là tầng lớp tích cực của xã hội vì còn có công ăn việc làm nhưng vẫn bị “bóc lột” bởi thuế, không tránh đi đâu được. Không chỉ riêng Mỹ, xã hội Pháp hiện tại với mức thu thuế tăng liên tục từ năm 2012 là một ví dụ điển hình cho mức độ giảm tiêu thụ của dân chúng. Nhất là vào cuối năm phải đóng tất cả mọi loại thuế cho ngân sách quốc gia, nếu trễ sẽ bị phạt 10% thu nhập, cùng với sự nghiêm ngặt tối đa của những “luật lệ” áp dụng trong ngân hàng, thì dân chúng lấy tiền đâu để tiêu thụ?

Hai cuộc trưng cầu dân ý vừa qua của dân Pháp và dân Anh là hai ví dụ điển hình. Nhất là việc Anh tách khỏi Liên minh Châu Âu (EU).

Luật di trú Mỹ mới nhất liệu có khả thi?

Ngày 7-2 vừa qua, Tòa án phúc thẩm liên bang tại TP Xan Phran-xi-xcô, bang Ca-li-phoóc-ni-a tiến hành phiên điều trần xem xét khả năng khôi phục sắc lệnh cấm nhập cảnh, sau khi sắc lệnh này bị một thẩm phán liên bang Mỹ bác bỏ do vi hiến, đi ngược lại các quyền cơ bản về con người vốn được nước Mỹ coi trọng. Giới phân tích đánh giá, đây là đòn giáng mạnh vào Tổng thống Đ.Trăm kể từ khi ông nhậm chức hôm 20-1. Đáp lại, Chính quyền mới ở Mỹ cho rằng, việc soạn thảo và ban hành lệnh cấm nhập cảnh một cách dứt khoát là nhằm bảo vệ nước Mỹ trước các nguy cơ khủng bố trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố cực đoan trên thế giới hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Kết quả cuộc khảo sát tại Mỹ mới đây cho thấy, 49% số người Mỹ trưởng thành được hỏi bày tỏ ủng hộ đối với sắc lệnh của ông chủ Nhà trắng, trong khi 31% số người cảm thấy an toàn hơn nhờ lệnh cấm.

Kết quả cuộc khảo sát tại Mỹ mới đây cho thấy, 49% số người Mỹ trưởng thành được hỏi bày tỏ ủng hộ đối với sắc lệnh của ông chủ Nhà trắng, trong khi 31% số người cảm thấy an toàn hơn nhờ lệnh cấm. Dư luận cho rằng, với lệnh cấm này, ông Đ.Trăm có thể ngăn chặn nhiều phần tử khủng bố cực đoan từ ngoài biên giới Mỹ, tránh lặp lại sự kiện tương tự vụ tiến công khủng bố 11-9 tại TP Niu Oóc gây rúng động thế giới, hiện vẫn là lời cảnh báo đối với giới lãnh đạo về sự an toàn của nước Mỹ.

Bên cạnh vấn đề an ninh quốc gia, lệnh cấm này của Tổng thống Đ.Trăm cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với Oa-sinh-tơn trên phương diện kinh tế. Các chuyên gia dự báo, lệnh cấm nhiều khả năng khiến nền kinh tế Mỹ chậm tăng trưởng, do hai ngành du lịch và giáo dục đại học bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, sắc lệnh cũng khiến các công ty và các tập đoàn lớn của Mỹ phải thay đổi hoàn toàn phương pháp tuyển dụng nhân sự. Đầu tháng 2 vừa qua, khoảng 100 tập đoàn ở Mỹ, trong đó có những “ông lớn” công nghệ như Apple, Google, Microsoft… cùng đệ đơn lên tòa phúc thẩm liên bang Mỹ phản đối sắc lệnh cấm nhập cảnh; cho rằng, sắc lệnh trái với những nguyên tắc bảo đảm sự công bằng và ảnh hưởng xấu tới công việc kinh doanh của các công ty.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, điểm chung của các sắc lệnh di trú Mỹ mới đều nhằm mục đích bảo vệ tối đa các lợi ích của Mỹ dưới góc nhìn của một tổng thống xuất thân là doanh nhân và không có nhiều kinh nghiệm chính trường.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, điểm chung của các sắc lệnh di trú Mỹ mới đều nhằm mục đích bảo vệ tối đa các lợi ích của Mỹ dưới góc nhìn của một tổng thống xuất thân là doanh nhân và không có nhiều kinh nghiệm chính trường. Tuy nhiên, nếu Oa-sinh-tơn không đưa ra một kế hoạch rõ ràng và đủ sức thuyết phục, nguy cơ các mối quan hệ đối ngoại bị ảnh hưởng cùng sự chia rẽ trong lòng nước Mỹ sẽ hiện hữu rõ nét, khiến chặng đường chạm tới mục tiêu chấn hưng nước Mỹ càng thêm chông gai.

Nghi Phương